Truy phong Nguyễn_Thị_Bích_Châu

Năm Hồng Đức (1471), Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, qua chỗ bà Bích Châu đã trầm mình. Bà hiện lên báo mộng cho vua Lê và xin làm lễ giải thoát. Biết chuyện bà Bích Châu, hôm sau, nhà vua liền viết một tờ hịch hạch tội Nam Minh đô đốc, sai thả xuống biển. Truyền thuyết kể lập tức vị này bị chém chết, xác nổi lên mặt nước.

Sau khi thắng trận trở về, vua hạ chiếu lập đền, cấp ruộng tế và người trông coi, sắc phong cho bà là Chế Thắng, nên đền được gọi là Chế Thắng Phu Nhân. Hàng năm, vào 12 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ. Đến nay, tại xã Kỳ Ninh và làng Hải Phong, Kỳ Lợi vẫn còn thờ bà Bích Châu.

Lê Thánh Tông còn làm một bài thơ điếu bà Bích Châu:

Phiên âm...Bản thị Hy Lăng[5] cung lý nhân,Lâm nguy vị quốc độc vong thân.Yên phong nhất trận đào hao lãng,Xuân dạ tam canh độ nhược tân.Hàn thủy vô đoan mai Sở phụ,Hương hồn hà xứ điếu Tương quân?Ta hồ, bách vạn hùng binh lữ,Bất tận thư sinh nhất hịch văn!Dịch thơ...Nàng xưa cung nữ của Hy Lăng,Vì nước lâm nguy, quyết xả thân.Một trận gió yêu gây sóng cả,Hồn nương bến bãi suốt đêm xuân.Bỗng dưng sông lạnh vùi thân gái,Biết chốn nào đây viếng nữ thần?Chán nhỉ, vạn ngàn quân tướng mạnh,Chẳng bằng tờ hịch gã thư sinh!

Sáu câu đầu Lê Thánh Tông ca tụng đức xả thân cứu nước của bà Bích Châu, hai câu kết có ngụ ý chê Trần Duệ Tông và tự đề cao mình. Có lẽ hương linh của bà Bích Châu không vui, vì chạm vào tình cảm kính trọng chồng. Vì thế, khi Lê Thánh Tông thắng trận, lúc khải hoàn qua đây, bà lại báo mộng, tạ ơn Hoàng đế đã cứu mình, với lời van xin: "Bài thơ nhà vua đề ở Đền lời ý đều hay, duy hai câu kết có ý phẩm bình chuyện cũ, khiến lòng thiếp không được yên!"

Hoàng đế tỉnh dậy, sửa ngay hai câu kết thành: "Cương thường vạn cổ ưng vô quý/ từ hạ thư cưu hý thủy văn". Dịch rằng: "Vạn cổ cương thường lòng chẳng thẹn/ Thư cưu giỡn sóng dưới chân đền".

Ngoài ra, còn một bài thơ trong tập Minh lương cẩm tú, mang tên “Nghỉ lại ở cửa biển Hà Hoa” (Hà Hoa hải môn lữ thứ) cũng đề cập đến bà và ngôi đền. Bài thơ như sau:

Phiên âm...Hà Hoa đáo xứ vũ sùng triêu,Hoàn hải mang nhiên tứ vọng diêu.Xúc thạch du du vân luyến tụ,Bài nham húng húng lãng tùy triều.Thủy Tiên đàm thượng yên hà cổ,Chế Thắng từ trung thảo mộc kiều.Túy ỷ song bồng ngâm ý phát,Thi hoài khách tứ bội vô liêu.Dịch thơ...Mưa mai mù mịt cửa Hà Hoa,Ngắm biển mênh mang bốn phía xa.Mây mến đầu non lơ lửng đứng,Sóng theo con nước rập rờn qua.Thuỷ Tiên đầm nọ đầy sương ráng,Chế Thắng đền kia rực cỏ hoa.Say tựa bên mui càng nảy hứng,Lòng thơ dạ khách khó khuây khoa.

Bài thơ có một lời nguyên chú ghi được hai mẩu chuyện truyền tụng trong dân gian về Đầm Thủy Tiên và Chế Thắng phu nhân rằng:"Bên trái cửa biển có núi Bàn Độ (Thiên Nam dư hạ chép là Bàn Khánh), dưới chân núi có đầm nước từ các nơi đổ về, dân địa phương thường thấy hai tiên nữ từ trong đầm đi ra, lên núi chơi ở chỗ bàn đá. Chế Thắng là cung nữ của vua Trần Duệ Tông. Nhà vua Nam chinh, tới Kỳ Hoa gặp gió to, thuyền không qua được, nhà vua bèn trai giới bí mật cầu đảo, đặt người cung nữ ấy lên chiếc mâm vàng, để trôi trên mặt nước dâng cho thủy thần. Do có chuyện báo ơn đó, nên thường linh ứng. Người dân bèn lập đền thờ ở bên trái cửa biển. Nay trong Tự điển là Thượng đẳng thần. Vũng dưới gọi là Vũng Nàng (Loan Nương)."